Có bao nhiêu loại tem nhãn? Đặc điểm của từng loại là gì?
Có bao nhiêu loại tem nhãn trên thị trường
Trên thị trường hiện nay sử dụng rất nhiều loại tem nhãn với mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu khác nhau. Có bao nhiêu loại tem nhãn là câu hỏi có khó thể trả lời chính xác vì mỗi cách xác định sẽ có số lượng tem nhãn riêng. Sau đây là một số loại tem nhãn phổ biến đang được sử dụng hiện nay được phân chia dựa trên chất liệu:
Tem nhãn giấy
Tem nhãn giấy là loại tem nhãn truyền thống từng được sử dụng khá phổ biến. Tem nhãn giấy có giá thành khá rẻ, nhưng tồn tại nhiều nhược điểm nên ngày càng ít các doanh nghiệp sử dụng.
Tem nhãn giấy thường được in trên loại giấy bóng có màu trắng, mặt sau là keo để dán lên sản phẩm. Loại tem này dễ bị hỏng, mờ và bong keo nếu môi trường có độ ẩm cao. Vì vậy, tem nhãn giấy chủ yếu sử dụng cho những sản phẩm khô, ngành hàng tiêu dùng.
Tem nhãn làm từ Polypropylene
Loại tem nhãn này được làm từ chất liệu nhựa dày và hiện đang dần phổ biến trên thị trường. Số lượng doanh nghiệp sử dụng tem nhãn làm từ polypropylene ngày càng nhiều. Tem nhãn dày khoảng 3mm với mặt sau là keo dính chắc chắn. Vì vậy, những loại trang sức, sản phẩm cao cấp thường sử dụng loại tem nhãn này. Ngoài ra, tem nhãn PP có thể chịu được nhiệt độ lên tới 80 độ C, ở trong môi trường có hóa chất mà vẫn giữ được thông tin in trên đó.
Tem nhãn giấy decal
Đây có thể coi là tem nhãn được sử dụng phổ biến và đa dạng nhất trong các loại tem nhãn. Chúng ta dễ dàng bắt gặp các loại tem nhãn decal ở nhiều sản phẩm đang lưu hành trên thị trường. Tem nhãn decal có thể khắc phục được một số khuyết điểm của tem nhãn giấy nên dần được thay cho loại tem giấy thông thường. Giá thành của tem nhãn decal cũng khá hợp lý nên càng được ưa chuộng.
Bên cạnh đó, quá trình thiết kế và in ấn trên tem nhãn decal khá đơn giản. Thời gian in tem nhãn decal nhanh, số lượng lớn, đáp ứng được cho những nhu cầu cao của khách hàng.
Tem nhãn chất liệu nhựa Polyester
Đây là loại tem nhãn gần giống với tem nhãn polypropylene. Tuy nhiên, khả năng chịu nhiệt của polyester cao hơn so với polypropylene khi lên tới 130 độ C. Hơn nữa, loại tem này có thể kháng được hóa chất hoặc dung môi, giúp bảo vệ thông tin sản phẩm trong môi trường khắc nghiệt. Vì vậy, tem nhãn polyester thường được sử dụng cho những sản phẩm thuộc ngành hóa chất.
Ngoài ra, dòng chất liệu này còn một loại tem Polyester mạ kim loại được sử dụng khá nhiều trong ngành nữ trang. Do bên dưới lớp polyester có lớp mạ bạc giúp tăng khả năng chịu nhiệt. Hơn nữa, tính thẩm mỹ của chất liệu này khá cao nên thường được dùng cho sản phẩm nữ trang, đồ cao cấp.
Tem nhãn làm từ giấy in vỡ
Loại tem nhãn này được khá nhiều nhãn hàng sử dụng để hạn chế hàng giả. Tem làm từ giấy in vỡ vinyl khá dễ vỡ nhưng độ bám dính khá cao. Khi bóc tem ra từ sản phẩm sẽ rất khó để lấy được tem nguyên vẹn. Vì vậy, loại tem này thường được dùng để làm tem chống hàng giả, tem bảo hành.
Trên đây là một số loại tem nhãn phổ biến được phân chia dựa trên chất liệu tạo nên nó. Tùy thuộc vào loại sản phẩm, điều kiện bảo quản, điều kiện trưng bày mà doanh nghiệp lựa chọn loại tem nhãn khác nhau.
In Trường Phát là một trong những địa chỉ in tem nhãn giá rẻ hàng đầu tại Hà Nội. Để tìm thêm những mẫu tem nhãn đẹp, bạn hãy truy cập website công ty để theo dõi nhé.