Công nghệ in offset
Công nghệ in offset là gì?
Là công nghệ in ấn gián tiếp, không in trực tiếp lên chất liệu in, mà: Trước tiên sẽ in lên tấm offset, thực chất chính là tấm cao su hình trụ; Sau đó tấm offset mới in lên chất liệu in. Ví dụ như giấy, decal…
Toàn bộ quá trình thực hiện công nghệ in gián tiếp offset đều tự động hóa, thao tác trên các loại máy móc hiện đại. Điển hình là máy in offset… Để rồi cho ra bản in vô cùng chính xác, đồng đều về kích thước, nét chữ, hình ảnh, màu sắc.
Nguyên lý hoạt động
Không giống như các công nghệ in ấn khác, in offset có nguyên lý hoạt động là in phẳng. Tức là thông tin chữ và hình ảnh hiện trên bản in đều có độ cao như nhau, mang đậm tính chất quang hóa. Thể hiện ở:
- Phần thông tin cần in sẽ bắt mực.
- Phần không có thông tin cần in sẽ bắt nước.
Đặc biệt, chữ và hình ảnh hiện ra trên bản in sẽ thuận chiều với khuôn in.
Quy trình thực hiện
- Bước 1: Sử dụng máy tính cấu hình cao tiến hành thiết kế mẫu in ấn offset cho sản phẩm. Sản phẩm được thiết kế càng hoàn hảo kết quả in ra sẽ càng hoàn hảo.
- Bước 2: Xuất file ra để Output film thông qua phần mềm liên kết với máy in offset. Đối với sản phẩm in một màu duy nhất, không cần phải xuất film. Còn đối với sản phẩm in nhiều màu khác nhau thì phải xuất 4 film, tương đương 4 tấm, lần lượt là Cyan, Magenta, Yellow, Black.
- Bước 3: Phơi 4 tấm film lên 4 bản kẽm khác nhau.
- Bước 4: Thực hiện in offset lần lượt từng màu, chọn lựa thứ tự và sắp xếp một cách hợp lý các bản kẽm. Kết quả 4 màu in chồng lên nhau sẽ là sản phẩm in hoàn tất.
- Bước 5: Gia công sau in là công đoạn không thể bỏ qua. Đối với công nghệ in offset, gia công sau khi kết thúc in chính là cán mờ và cán bóng.
Cán mờ giúp cho bề mặt bản in mịn màng. Còn cán bóng giúp cho bề mặt bản in bóng loáng, tươi sáng. Ngoài ra, sản phẩm in còn cần được cắt xén các vị trí phần thừa sao cho gọn gàng, đẹp đẽ.
Ưu nhược điểm của công nghệ in offset
Ưu điểm
Trong in ấn thương mại hiện tại ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, công nghệ in offset là phổ biến nhất. Nguyên nhân là do rất nhiều ưu điểm vượt trội. Như là:
- Chất lượng bản in hoàn hảo, đồng đều. Thể hiện qua hình ảnh sắc nét, màu sắc tươi sáng, sống động, không bị lem luốc, nhòe, mờ nhạt. Bản nào bản đó y chang nhau.
- In ấn được trên bề mặt của nhiều loại chất liệu khác biệt, bất kể là phẳng lì hay sần sùi. Ví dụ bề mặt chất liệu giấy thô nhám, gỗ, da, vải, kim loại…
- Thời gian in nhanh, vô cùng thích hợp với những ai có nhu cầu in nhanh.
- Cho phép thực hiện in ấn số lượng lớn.
- Tuổi thọ sản phẩm in cao, kéo dài hơn so với khi ứng dụng các công nghệ khác.
Nhược điểm
Bởi vì những đặc trưng riêng, công nghệ in offset không thể tránh khỏi những nhược điểm sau đây:
- Công tác chuẩn bị trước khi in khá là phức tạp và tốn nhiều thời gian.
- Không cho phép chỉnh sửa mẫu thiết kế trong quá trình in offset. Nếu như mẫu thiết kế có bất cứ sai sót gì thì phải hủy bỏ tất cả bản in.
- Thích hợp với in số lượng nhiều. Không thích hợp với in số lượng ít. Nguyên nhân là do in số lượng ít sẽ vô cùng tốn kém, giá tiền phải trả lớn. Trái lại, in số lượng càng nhiều giá tiền càng rẻ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về công nghệ in offset, được tổng hợp lại bởi Công ty TNHH thiết kế và in Trường Phát. Nếu như các bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin liên quan. Hoặc là cần đặt mẫu thiết kế, số lượng bản in, loại chất liệu, kích thước, màu sắc… Thì hãy vui lòng liên hệ ngay với Trường Phát qua số Hotline 0916.271.984 – 0987.415.489. Hoặc là sắp xếp thời gian đến trực tiếp địa chỉ L7 – 43 Khu đô thị Athena Fulland Đại Kim Mới, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.